DMCA.com Protection Status

CB là gì?

CB là gì? Câu hỏi này chắc hẳn lúc nhỏ bạn đã từng 1 lần hỏi cha mẹ của bạn khi được kêu ” tắt giúp cha cái CB để cha sửa điện con nhé!”. Khi đó bạn sẽ ngây ngô hỏi lại ” CB là gì vậy ạ?”, đến khi lớn lên bạn mới biết CB chính là cầu dao điện. Vậy tại sao mọi người không gọi tên nó là cầu dao điện mà gọi là CB?. Để trả lời câu hỏi này, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về CB là gì? CB có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng ra sao trong thực tế. Hơn thế nữa là cách lựa chọn CB sao cho đúng nhất nhé!

Lưu ý : Bài viết chia sẻ thông tin, bên mình không kinh doanh mặt hàng này, vui lòng không gọi điện, zalo hỏi hàng ! Xin cảm ơn

CB là gì?

CB là gì?

CB là một công tắc tự động, được thiết kế để bảo vệ mạch điện. Nhằm ngăn chặn sự hư hỏng của các thiết bị điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hay quá tải.

CB (Circuit Breaker – Cầu dao) là một cầu đào tự động.

Aptomat là gì?

Vì sao có người gọi là CB, CB tép. Còn có người lại gọi là Aptomat. Vậy hai thiết bị này có giống nhau hay khác nhau ? Tại sao không thống nhất sử dụng một tên gọi chung cho dễ ?

  • Về thiết kế:

Cầu dao (CB) được thiết kế đơn giản giúp người sử dụng linh hoạt trong việc vận hành. Còn Aptomat thì phức tạp hơn gồm nhiều pha, nhiều cực nên Aptomat cũng có nhiều kích thước khác nhau.

  •  Về tính năng:

Cầu dao (CB) được lắp đặt đơn thuần để người sử dụng ngắt khi lắp đặt hệ thống điện; đi dây hoặc lắp đặt các thiết bị điện trong gia đình. Cầu dao (CB) không thể tự động ngắt điện khi có sự cố.

Aptomat có nhiều đặc điểm nổi bật hơn cầu dao. Aptomat được lắp đặt ở các công trình khác nhau để bảo vệ cho hệ thống dây dẫn điện. Aptomat có chức năng tự ngắt điện để bảo vệ cho hệ thống điện; các thiết bị điện khi xảy ra sự cố.

Aptomat là gì?

Cấu tạo của CB là gì?

Mặc dù CB cầu dao điện dùng cho áp thấp và trung áp có thiết kế độc đáo riêng để phù hợp với cường độ dòng điện, điện áp và ứng dụng. Nhưng xét về cơ bản vẫn có năm thành phần chính phổ biến trên các loại cầu dao khác nhau.

Cấu tạo của Aptomat (CB) gồm các bộ phận như sau:

  • Khung: Bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động bên ngoài.
  • Cơ cấu truyền động cắt CB: Là phương thức đóng mở cầu dao.
  • Tiếp điểm: Cho phép dòng điện chạy qua cầu dao khi đóng.
  • Buồng dập hồ quang: Dập hồ quang khi ngắt mạch điện do sự cố.
  • Móc bảo vệ: bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải hay ngắn mạch.

Khung

Bộ khung giúp mang lại độ bền cần thiết; để bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động bên ngoài và quá trình ngắt mạch. Khung có khả năng cách điện nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng; tránh giật điện hoặc rò điện ra bên ngoài. Vì vậy, vỏ của bộ khung thường sử dụng là kim loại hoặc các chất liệu cách nhiệt khác.

Cơ cấu truyền động cắt CB

Có hai loại cơ cấu truyền động cắt bao gồm cắt bằng tay hoặc cắt bằng cơ điện

  • Cắt bằng tay dành cho dòng điện nhỏ hơn 600A
  • Cắt bằng cơ điện dành cho dòng điện lớn lên đến 1000A

Tiếp điểm

CB thường có hai cấp tiếp điểm: tiếp điểm chính là tiếp điểm hồ quang, hoặc ba cấp tiếp điểm bao gồm tiếp điểm chính; tiếp điểm phụ và tiếp điểm hồ quang. Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước rồi lần lượt điểm tiếp phụ đến tiếp điểm chính. Còn khi ngắt mạch, tiếp điểm chính mở đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm hồ quang.

Tiếp điểm được thiết để đối phó với hai sự cố chính: quá tải dòng và ngắn mạch.

Buồng dập hồ quang

Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện qua khe hở của hai tiếp điểm. Buồng dập hồ quang điện có nhiệm vụ dập hồ quang ngay lập tức khi các tiếp điểm được mở ra trong quá trình ngắt mạch. Buồng dập hồ quang được chia ra thành nhiều ngăn để chia nhỏ hồ quang giúp dập chúng nhanh hơn.

Có 2 loại buồng dập thông dụng:

  • Buồng dập kiểu hở: dùng để cắt dòng lớn hơn 50kA hoặc điện áp trên 1000V.
  • Buồng dập kiểu nửa kín: có các lỗ thoát khí, chỉ dùng cho dòng nhỏ hơn 50kA.

Móc bảo vệ

Móc bảo vệ tác động lên cơ cấu truyền động cắt CB khi xảy ra quá tải mạch hay ngắn mạch. Móc bảo vệ bao gồm:

  • Móc bảo vệ quá dòng: bảo vệ thiết bị điện khỏi quá tải và ngắn mạch
  • Móc kiểu điện từ: gồm cuộn dây được móc trực tiếp với mạch chính để chịu dòng tải.Trường hợp quá tải, móc sẽ dập vào khớp, mở ra các tiếp điểm
  • Móc kiểu rơle nhiệt: Khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra nhiệt; khiến cho tấm kim loại của rơle dãn nở và dập vào khớp, mở ra các tiếp điểm
  • Móc bảo vệ sụt áp: gồm cuộn dây có tiết diện nhỏ mắc song song với mạch chính để chịu điện áp nguồn; và có cơ chế như móc kiểu điện từ.

Nguyên lý hoạt động của CB là gì?

Ở trạng thái bình thường khi mạch điện đóng; các tiếp điểm được kết nối với nhau bởi các móc nối cho phép dòng điện chạy qua. CB có thể được mở hoặc đóng (ON/OFF) bằng công tắc để đảm bảo các hoạt động bảo trì đường dây điện diễn ra an toàn.

Trong trường hợp rò điện, các tiếp điểm được tách rời theo cơ chế. Lúc này, dòng điện vẫn có thể chạy qua được nhờ hồ quang sản sinh trong quá trình. Dòng điện chỉ được ngắt khi buồng dập hồ quang dập hồ quang hoàn toàn; nếu không sẽ gây cháy nổ cuộn dây và mạch điển khiển. Vì vậy, thời gian CB ngắt điện phụ thuộc vào thời gian hồ quang được dập tắt.

Nói một cách dễ hiểu, mỗi Aptomat (CB) sẽ có một dòng cắt. Khi dòng điện chạy qua mà lớn hơn dòng cắt thì Aptomat sẽ tự động Off. Còn nếu khi dòng điện chạy qua nhỏ hơn dòng cắt thì Aptomat vẫn On bình thường.

Sự khác biệt giữa cầu chì và CB là gì?

 

CẦU CHÌ APTOMAT
Nguyên tắc làm việc Hoạt động dựa trên tính chất đặc trưng về điện, nhiệt của vật liệu dẫn nhiệt trong thiết bị. Hoạt động theo nguyên lý điện từ và chuyển mạch.
Tái sử dụng Chỉ dùng 1 lần Có thể tái sử dụng nhiều lần
Chỉ dẫn trạng thái Không có dấu hiệu chỉ dẫn Có một số chỉ dẫn trạng thái
Liên lạc phụ trợ Không Có sẵn
Chuyển đổi hành động Không sử dụng tương tự một công tắc BẬT / TẮT. Có tính năng như một công tắc BẬT / TẮT.
Nhiệt độ Hoạt động không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Đường cong đặc trưng Có khả năng dịch chuyển Không dịch chuyển
Sự bảo vệ Bảo vệ mạch điện khỏi tình trạng quá tải điện Bảo vệ mạch điện trong cả tỉnh trạng quá tải điện và ngắn mạch.
Chức năng Thực hiện việc phát hiện và gián đoạn Chỉ ngắt mạch và không có tác dụng phát hiện lỗi
Khả năng phá vỡ Thấp hơn so với cầu dao Cao hơn so với cầu dao
Thời gian hoạt động Ít (0,002 giây) Nhiều (0,02 – 0,05 giây)
Phiên bản 1 phiên bản duy nhất Phiên bản đơn và nhiều phiên bản có sẵn
Phương thức hoạt động Tự động Có thể ngắt tự động hoặc thủ công

Các loại CB phổ biến hiện 

CB chủ yếu được phân loại dựa trên mức điện áp quy định. Nếu có mức điện áp dưới 1000V thì được gọi là CB điện áp thấp; còn CB điệp áp cao là khi nó có thể chịu được mức điện áp trên 1000V. Các loại CB trên thị trường bao gồm:

 

  • ACB (Air Circuit Breaker): Máy cắt không khí
  • VCB (Vacuum Circuit Breaker): Máy cắt chân không
  • OCB (Oil Circuit Breaker): Mát ngắt mạch dầu
  • MCB (Miniature Circuit Breaker): Aptomat tép, dùng để ngắt mạch quá tải thấp, dưới 100A
  • MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): Aptomat khối, dùng để ngắt mạch quá tải lớn, lên tới 80kA
  • RCCB (Residual Current Circuit Breaker): Aptomat chống giật, là loại có kích thước cỡ MCB 2P, 4P. Có chức năng ngăn ngừa cháy nổ – hỏa hoạn cho sự cố rò dòng trong hệ thống điện
  • RCBO( Residual Current Circuit Breaker with Over current Protection): là thiết bị chống dòng rò với kích cỡ MCB 2P nhưng có thêm khả năng bảo vệ quá dòng
  • ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker): Là một thiết bị dùng để cắt nguồn điện nếu như phát hiện ra dòng điện rò rỉ xuống đất.

 

Ứng dụng thực tiễn của CB là gì?

  • VCB có khả năng chịu được điện áp cao. Với đặc tính bền, không yêu cầu bảo trì cao, VCB rất phù hợp với nhưng hệ thống yêu cầu điện áp từ 11kV đến 33kV.
  • ACB được dùng để cắt điện tổng cho phía hạ áp của trạm biến áp với tải dòng lớn hơn 400A
  • MCCB được dùng với dòng hạ áp có thể cắt dòng lên đến 2400A
  • MCB là loại phổ biến cho gia đình chúng ta nhất vì thiết bị này được sử dụng cho các dòng tải thấp. 
  • RCCB, RCBO, ELCB dùng để bảo vệ chống dòng rò, đảm bảo an toàn cho người nhất.

Những kiến thức bạn cần biết thêm về CB

Sau khi đã biết CB là gì, Aptomat là gì và cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó; thì chúng ta thấy rằng thiết bị này rất hữu ích và gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Ngoài những kiến thức cơ bản trên; thì chúng ta nên biết thêm về cơ chế truyền động cũng như cơ chế bảo vệ mạch điện của nó; những sai lầm thường gặp khi sử dụng CB là gì?. Đây là những kiến thức mà các bạn nên biết thêm về CB, Aptomat.

  • Cơ cấu truyền động cắt của Aptomat

Có hai cơ chế truyền động khi cắt Aptomat hay cắt CB là cắt bằng tay hoặc cắt bằng điện (từ, động cơ). Đối với cơ chế cắt bằng tay phù hợp với dòng cắt nhỏ (dưới 500A). Còn cơ chế cắt bằng điện phù hợp với dòng tải lớn (trên 500A).

  •  Cơ chế bảo vệ của Aptomat

Cầu dao tự động sẽ cắt điện khi xảy ra chập điện trong nhà. Hoặc khi bạn có lỡ chạm vào và bị giật thì cầu dao tự động cắt để bảo vệ cho bạn. Nhưng trên thực tế, cầu dao tự động có nhiều cơ chế bảo vệ hơn như:

  • Bảo vệ quá dòng: hay còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại. Tính năng này giúp bảo vệ các thiết bị điện trong nhà bạn không bị quá tải hoặc ngắn mạch.
  • Bảo vệ sụt áp, thấp áp: khi điện lưới có áp quá cao hoặc quá thấp thì Aptomat sẽ tự ngắt để bảo vệ các thiết bị điện trong nhà bạn như; tủ lạnh, tivi, máy tính, loa… Vì các thiết bị điện gia dụng có ngưỡng áp làm việc định mức nếu như nguồn cấp quá cao hoặc quá thấp sẽ làm hỏng thiết bị.

Giải mã các quan niệm sai lầm khi sử dụng CB

  • Cầu dao với cầu chì là MỘT

Đối với ai không quen các thuật ngữ về kỹ thuật điện; có thể sẽ mắc sai lầm rằng cầu dao với cầu chì giống nhau. Tuy hai thiết bị chia sẻ một số ứng dụng tương đồng, nhưng cơ chế sử dụng hoàn toàn khác nhau.

Nếu để nói đơn giản, cầu chì chỉ dùng được một lần duy nhất; trong khi aptomat hay cầu dao có thể khởi động lại bình thường (trừ khi bị chập điện nặng gây cháy nổ).

  • Lắp CB thì sẽ không sợ giật điện

Mục đích lớn nhất của aptomat /CB không được tạo ra để chống giật điện. Đó là điều đầu tiên bạn cần phải hiểu. Việc có quan niệm này rất dễ làm cho người tiêu dùng trở nên ỷ y ; và không tập làm quen với những thao tác an toàn đúng cách khi tiếp xúc thường ngày với các thiết bị điện; hay sửa chữa lúc hư hỏng tại nhà. Suy nghĩ này sẽ khiến bạn dễ bị giật điện hơn đấy!

  • Lựa chọn hãng CB nào có quan trọng không?

Việc chọn lựa mua từ các thương hiệu chính hãng giúp đảm bảo về chất lượng của sự bảo vệ đó; cho nó được cầu toàn nhất có thể. Ngoài ra, thông thường các đơn vị cung cấp sản xuất thiết bị có tiếng sẽ dành sự chăm sóc tốt hơn về các chính sách bảo hành uy tín (đề phòng những lỗi kỹ thuật hay hư hỏng) mà các thương hiệu rẻ tiền, “dỏm” không có được.

Hãy tìm hiểu kỹ đơn vị sản xuất tủ điện của mình trước khi mua CB thay thế để chọn đúng loại. Đây là lời khuyên chính thức đến từ các hãng. Khi lắp tủ điện lúc ban đầu; khả năng bạn sẽ được cho một bảng hướng dẫn sử dụng (manual / instructions) với những thông số kỹ thuật và phụ kiện độc quyền cần thiết.

Các hư hỏng CB thường gặp và cách sửa chữa CB là gì?

Lắp đặt được CB trong nhà thì giải quyết được đến 90% về sự an toàn cho nhà. Nhưng cũng như bất kỳ thiết bị điện tử nào trên thế giới, cầu dao cũng có lúc hoạt động không như ý muốn. Chúng ta sẽ thường gặp các vấn đề sau đây:

Đoản mạch

Hiện tượng đoản mạch, hay còn gọi là ngắn mạch (tên tiếng Anh: short circuit) xảy ra khi dòng điện từ dây nóng tiếp xúc bất ngờ với dây trung tính (thông qua lỗ hở mạch làm giảm điện trở); và gây ra chập cháy hư hỏng dây, thiết bị điện.

Đây sẽ là tình huống gây giật điện cần lưu ý nhất vì khi dòng điện không đi theo đường đã định sẵn mà đi tới hướng khác có điện trở thấp hơn như các dây gần đó, miếng ốp sắt; hay tệ nhất là tay chân của bạn.

Các hiện tượng xảy ra khi đoản mạch:Cầu dao bị cúp hoặc bị hỏng nặng.

Cách sửa chữa: Quan trọng nhất, và đầu tiên, là tắt hết các cầu dao và rút khỏi phích cắm các thiết bị có đấu dây liên quan. Sau đó cần nhất là tìm đúng vị trí xảy ra (công tắc, dây, ổ cắm, thiết bị điện) và sửa hoặc thay thế. Lý do nó phiền phức là vì đối với nhiều nhà có nhiều tầng lầu ở Việt Nam, cần phải kiểm tra rất rất nhiều địa điểm.

Nối dây, đi dây điện mạch sai

Một trong những thực trạng xảy ra gần như mỗi ngày, đặc biệt tại thị trường điện nước gia dụng Việt Nam. Đó là nhiều thợ điện hoặc người tiêu dùng không đủ kiến thức nên lắp đặt sai kỹ thuật. Việc này khiến cho đường dây điện dễ gặp vấn đề như làm bóng đèn chập chờn trong nhà; hoặc thậm chí là mất nguồn điện đột ngột toàn hệ thống. Đi dây điện sai cho cầu dao cũng rất dễ tạo nên các hiểm nguy giật điện ngoài ý muốn. 

Ví dụ:

Dây bị lỏng, dư thừa hoặc để ra ngoài mặc dù không nối bất cứ thứ gì trong tủ điện.

Khi cầu dao bị cúp sẽ không bật lại được do sai mạch điện.

Cách sửa chữa: Nếu vấn đề có thể thấy được và bạn đủ tự tin về chuyên môn; tự sửa là cách hay nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không biết rõ nguồn gốc 100%. Nên gọi thợ điện chuyên nghiệp vì họ sẽ dò tìm chính xác hơn; thông qua một loạt các công việc kiểm tra kỹ thuật và sửa hết cùng 1 lúc. Giúp bạn tránh việc “chẩn đoán” sai.

Hệ thống điện bị quá tải

Quá tải xảy ra khi nguồn điện bạn đang sử dụng (với tất cả các thiết bị trong nhà hiện có và hoạt động) vượt quá mức tải hệ thống cho phép.

Ví dụ: Tủ điện chỉ có thể dùng tới 100, và bạn dùng nhiều ổ cắm và thiết bị với mức tải 150, 200 thì hệ thống sẽ không xử lý được và ngắt tải ngay lập tức cho an toàn.

Kể cả vậy, nếu quá trình ngắt tải do quá tải xảy ra quá gấp hoặc lượng tải nặng quá mức sẽ rất không hay vì cháy nổ sẽ dễ hình thành.

Một số dấu hiệu của việc quá tải:

  • Tủ điện, cầu dao, hay các ổ cắm xuất nhiệt cực kỳ nóng
  • Cầu dao liên tục bị cúp

Cách sửa chữa: Thay cầu dao bị hỏng hoặc các linh kiện, dây điện bị hư. Có thể bạn cũng cần phải nâng cấp hệ thống điện mới và lắp thêm ổ cắm trong nhà để chia đều, giảm tải.

Cầu dao “phát ra tiếng ồn”

Nếu vì lý do nào đó, bạn nghe thấy một tiếng rè, giống kiểu ve kêu nhưng nhỏ hơn; lập tức gọi ngay thợ điện hoặc cẩn thận kiểm tra tủ điện với khoảng cách phù hợp. Thông thường, nếu không may tiếng rè hoặc rút rít này đi kèm với hiện tượng “nóng máy”; bạn cần phải tìm ngay đơn vị hỗ trợ kỹ thuật phù hợp kịp thời.

Tại sao cần có CB/Aptomat trong nhà?

Câu trả lời là vì thiết bị này giúp ngắt mạch điện để bảo vệ hệ thống điện trong các sự cố đoản mạch, chập điện, quá tải, v.v. Thêm vào đó, nếu bạn cần sửa chữa thiết bị điện gì trong nhà; việc có khả năng tự ngắt CB/Aptomat sẽ hỗ trợ làm việc an toàn hơn, ngăn ngừa giật điện

Mua CB, Aptomat nào tốt?

Việc lựa chọn cầu dao phù hợp còn phụ thuộc vào hệ thống điện nhà bạn (bạn dùng điện 1 pha hay điện 3 pha, tủ điện bạn mua hãng gì, v.v). Chỉ nên sử dụng CB/Aptomat từ các thương hiệu có tiếng như Panasonic và Schneider để đảm bảo chất lượng và các quyền lợi bảo hành dài lâu hơn.

Chọn CB sử dụng cho gia đình sao cho đúng nhất

 

Để bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình ;và quan trọng hơn là bảo vệ tính mạng của các thành viên trong gia đình khi xảy ra sự cố. Việc chọn cầu dao tự động phù hợp sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vậy khi chọn mua CB thì chúng ta nên quan tâm đến các thông số nào ?

  • Chọn đúng điện áp làm việc

Điện áp trong gia đình chúng ta sử dụng thông thường là 220Vac. Do đó nên chọn cầu dao tự động phù hợp với thông số này. Các bạn có thể yêu cầu trực tiếp người bán chọn loại cho phù hợp.

Nên chọn loại Aptomat có dòng cắt định mức tối đa 150% so với dòng tải. Để tính toán được dòng tải thì bạn phải xem trong gia đình mình có tất cả bao nhiêu thiết bị, dòng điện của mỗi thiết bị là bao nhiêu. Sau đó cộng tất cả lại sẽ ra được dòng tải. Ví dụ dòng tải là 20A thì nên chọn Aptomat có dòng cắt tối đa 30A.

Chọn cầu dao tự động có thời gian cắt càng nhỏ càng tốt. Ví khi xảy ra sự cố thì bắt buộc cầu dao tự động phải ngắt điện càng nhanh càng tốt.

Trên đây là một số chia sẽ cần thiết về CB là gì, cũng như những kiến thức cơ bản về CB. Mong rằng bài viết này có thể hữu ích cho các bạn và có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tế đời sống.

Bài viết liên quan:

MCB là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *